Ví dụ một số loại tàu chiến Tàu chiến

Tàu chiến cổ đại

  • Quinquérème, loại tàu chiến thượng cổ châu Âu, hồi La Mã mỗi mạn có 3 hàng mái chèo. Hàng trên cùng 3 người 1 chèo, hàng giữa 2, hàng dưới 1. Nô lệ chèo bị xích.
  • Trirème, hậu duệ của Quinquérème, tốc độ cao, có mũi cứng đâm vào tàu địch, thủy binh nhảy sang giáp lá cà.
  • Tàu Viking dài (Longship, Bateau viking), tàu đột kích của quân Viking.

Tàu chủ lực

Loại tàu chiến lớn, đóng vai trò là tàu chiến mạnh nhất của một hải quân.

Hệ thống phân loại tàu chiến chạy buồm Hải quân Hoàng gia Anh
Tàu chiến tuyến
Tầu frai-ghết
Không phân hạng
  • Kỳ hạm (Capital ship, Navire capital, Flagship, Navire amiral): Đóng vai trò chỉ huy của hạm đội. Thường là tàu chiến lớn nhất của hạm đội hoặc tàu chiến mang cơ sở vật chất phù hợp (phòng họp, radio, ra đa,...) để chỉ huy. Đối với các hải quân nhỏ thì có thể là các loại tàu nhỏ như là tàu khu trục hay tuần dương.
  • Galleon (Galion): Loại tàu chiến chủ lực từ thế kỷ 16, chúng là tàu buôn kiêm tàu chiến với khả năng vượt đại dương tốt hơn các loại tàu chiến nhỏ hơn.
  • Tàu con rùa: Thiết kể bởi đô đốc Triều Tiên Yi Sun-sin vào thế kỉ 15, tàu nhỏ nhưng được trang bị pháo cho chúng khả năng tấn công cơ động từ xa.
  • Tàu chiến tuyến(Ship-of-the-line):Loại tàu chiến chủ lực của thế kỷ 17-19, được đóng sử dụng gỗ dày và mang theo nhiều súng cỡ nòng lớn gắn ở hai bên mạn tàu. Tên của nó đến từ chiến lược chiến đấu dàng hàng nhằm tối ưu hóa hỏa lực của loại thuyền này.
  • Tàu bọc thép, (Ironclad, Cuirassé à coque en fer): Loại thuyền gỗ bọc thép bảo vệ. Giáp của chúng buộc đối phương phải sử dụng các loại súng chống giáp mạnh thay vì nhiều loại pháo khác nhau. Đây cũng là loại thuyền chiến đầu tiên mang động cơ hơi nước giảm thiểu sự phụ thuộc vào gió
  • Thiết giáp hạm(Battleship): Hậu duệ của tàu chiến tuyến bọc thép, mang giáp dày và súng bự. Chúng thiết kế để áp đảo các đối thủ nhỏ hơn từ xa và chịu đòn từ các tàu cùng loại. Bị thay thế bởi tàu sân bay và các loại tàu mang tên lửa.
    • Dreadnought: Là một loại thiết giáp hạm được đưa vào sử dụng ngay trước thế chiến thứ nhất, nổi bật với việc trang bị một loại súng chính chủ lực thay vì hai ba loại như các thiết giáp hạm trước.
  • Tàu thiết giáp-tuần dươn/tàu chiến-tuần dương (Battlecruiser, Croiseur de bataille): Là loại tàu lớn thiết kế theo chân lý "Chạy nhanh hơn các tàu mang súng bự hơn, mang súng bự hơn các tàu chạy nhanh hơn". Có kích thước tương đương hoặc lớn hơn thiết giáp hạm cùng thời nhưng hi sinh giáp và súng để đổi lấy tốc độ.
  • Tàu sân bay: tàu chiến mang máy bay từ chiến tranh thế giới thứ nhất. Chúng có khả năng tấn công mục tiêu từ ngoài tầm phản công của pháo và cả một số loại tên lửa.

Tàu tuần dương

Là loại tàu đặc trưng với khả năng hoạt động độc lập trong thời gian dài và xa cảng. Chúng được dùng để trinh sát cho hạm đội chính hoặc để tấn công tàu buôn của kẻ thù

  • Tàu frigate (thuyền buồm): Loại tàu tuần dương của Kỷ nguyên tàu buồm, mang ít súng hơn tàu chiến tuyến nhưng có khả năng hoạt động độc lập cao. Chuyên dùng đê săn tàu buôn và các frigate của kẻ thù. Định nghĩa thời nay dùng để chỉ các loại tàu nhỏ (xem Tàu hộ tống)

Tàu hạng nhẹ, ven bờ, tàu sông

  • Tàu ga-lê (Bireme, Birème, Galley, Galère), loại tàu cổ từ thế kỷ 18 về trước, có hai hàng mái chèo và mũi cứng, tàu có tốc độ cao, đi được trong vùng nước nông, ngược gió... rất cơ động. Tàu chứng tỏ sức mạnh trong Đại chiến Bắc Âu.
  • Xà-lúp (Sloop, Sloop), trước đây là tàu tuần tra nhỏ một buồm châu Âu, nay chỉ các tàu nhỏ.
  • Hải phòng hạm loại tàu chiến nhỏ, cơ động, giữa pháo hạmtàu khu trục. Từ này dùng cho nhiều loại tàu thay đổi theo thời gian. Ngày nay chức năng của nó như tàu tuần dương, nhưng chạy nhanh hơn và mang vũ khí nhỏ hơn, có thể coi là tàu tuần dương chạy nhanh.
  • Pháo hạm hay tàu pháo (Gunboat, Canonnière), loại tàu chiến nhỏ mang pháo lớn với mục đích hỗ trợ lục quân trên cạn. Được sử dụng gần bờ hoặc trên sông.
  • Tàu khu trục, ban đầu là tàu diệt tàu phóng lôi (Torpedo boat destroyer), sau đọc ngắn gọn là destroyer. Là loại tàu nhỏ mang pháo cỡ nhỏ để chống các tàu cùng cỡ và nhỏ hơn ngoài ra còn mang ngư lôi để chống tàu lớn. Cuối thế kỷ XX trở đi, sự phát triển của công nghệ ra đa và tên lửa dẫn đường đã nâng hỏa lực của các tàu khu trục ngang với các tàu pháo lớn của thế kỉ trước đưa chúng lên thành tàu chiến hạng nặng thời kỳ mới.
  • Tàu phóng lôi (Torpedo boat, Torpilleur), tàu phóng ngư lôi, nhỏ, tốc độ cao. Có kích thước từ lớn gần bằng tàu khu trục xuống cỡ xuồng ca nô.

Tàu phụ trợ

  • Tàu đổ bộ (Amphibious assault ship), tàu có thể đi được ở vùng nước nông hay cạn, dùng chở quân đổ bộ. Loại tàu được ưa chuộng nhất là tàu dùng đệm không khí.